Media là gì? 4 kênh Media phổ biến nhất hiện nay!

Media là một thuật ngữ vừa lạ mà lại vừa quen với tất cả chúng ta. Quen là ở chỗ hầu hết chúng ta đều sử dụng những ứng dụng media mỗi ngày. Nhưng lạ là ở chỗ, chưa hẳn bạn đã biết Media là gì? Có bao nhiêu loại Media và công việc của người làm Media đâu. 

Media là gì?

Media là tập hợp tất cả các kênh giao tiếp được sử dụng để truyền tải thông tin hoặc dữ liệu. Từ các kênh giao tiếp truyền thống như billboard, đài báo, thư trực tiếp, tạp chí, biển quảng cáo,... đến các kênh giao tiếp kỹ thuật số (sử dụng internet) đều được gọi chung là Media.

Đứng trên góc độ marketing thì media là những kênh giao tiếp được marketer sử dụng để truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng, làm cho họ biết tới và yêu thích sản phẩm/dịch vụ của nhãn hàng.

Media là gì?
Media là gì?

Phân loại Media

Media được chia thành 4 dạng thức chính là: 

- Owned media;
- Paid Media;
- Earned Media;
- Shared Media. 

Thông tin chi tiết của từng dạng thức được trình bày như sau.

1. Owned Media

Owned Media đề cập đến nội dung tiếp thị mà doanh nghiệp là chủ sở hữu. 

Nó bao gồm nội dung bạn xuất bản trên trang web, các bài đăng trên blog và các kênh truyền thông xã hội của bạn (không bao gồm bài viết chạy quảng cáo). Nó cũng bao gồm cả email marketing. 

Nói chung, nội dung trên Owned Media là hoàn toàn miễn phí và bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được ai sẽ xem nội dung đó. Đó là nguyên nhân khiến Owned Media trở thành một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược nội dung được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. 

Ưu điểm của dạng thức này là tính ổn định, lâu dài. Owned Media vừa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, vừa kiểm soát tốt về mặt kỹ thuật.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của Owned Media là doanh nghiệp phải tốn rất nhiều thời gian và công sức thì mới xây dựng được hệ thống kênh giao tiếp hiệu quả.

Owned Media - Media là gì?
Owned Media

2. Paid Media

Paid Media đề cập đến phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp phải trả phí mới được quyền sở hữu.

Paid Media có thể được thực hiện cả trên quảng cáo truyền thống (quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, truyền hình hoặc billboards) lẫn quảng cáo trực tuyến (quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên các trang hiển thị kết quả của công cụ tìm kiếm và quảng cáo trên các trang web). 

Paid Media - Media là gì?
Paid Media

Phương tiện truyền thông trả phí là một công cụ marketing không thể thiếu trong việc thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu cũng như tăng nhận thức về thương hiệu. 

Có nhiều kỹ thuật Paid Media khác nhau mà bạn có thể sử dụng để khuếch đại lưu lượng truy cập cho các kênh Owned Media của mình. Ví dụ, các nền tảng truyền thông xã hội như Twitter, LinkedIn, Facebook và Pinterest đều cung cấp các tùy chọn quảng cáo có thể được tận dụng để tăng khả năng hiển thị. Chúng tôi nhận thấy rằng LinkedIn và Twitter là nền tảng quảng bá hiệu quả nhất cho đối tượng khách hàng là các nhà tiếp thị B2B, nhưng bạn có thể sử dụng chiến lược tương tự trên cho Facebook hoặc Pinterest. Tất cả phụ thuộc vào nơi đối tượng mục tiêu của bạn hoạt động tích cực nhất và gắn bó với thương hiệu của bạn.

Khen nhiều rồi, có lẽ để nói về nhược điểm của Paid Media thì dạng thức này tiêu tốn của doanh nghiệp rất nhiều tiền. Chủ shop bán hàng online mà muốn thúc đẩy doanh số cũng phải chạy Facebook Ads với chi phí vài chục triệu mỗi ngày, thế thì bạn thử nghĩ xem những doanh nghiệp quy mô lớn hơn phải bỏ ra chi phí chạy quảng cáo lớn cỡ nào?

3. Earned Media 

Earned Media đề cập đến bất kỳ nội dung nào mà người khác đang nói về bạn. Nó còn được gọi là tiếp thị truyền miệng hoặc phương tiện truyền thông miễn phí. 

Việc influencers, KOLs chủ động đánh giá về sản phẩm hoặc doanh nghiệp của bạn, hay đơn giản là việc người dùng chia sẻ nội dung của bạn cho người khác, đều là các hình thức khác nhau của Earned Media. 

Bạn cũng có thể chủ động phát triển dạng thức này bằng cách hợp tác hoặc tài trợ cho các đơn vị báo chí để họ chủ động viết bài nói về doanh nghiệp của bạn. Nhờ sự gia tăng phổ biến của các nền tảng truyền thông xã hội, việc nhà báo liên hệ với doanh nghiệp để khai thác thông tin chi tiết cần đề cập trong các bài báo của họ đã trở nên dễ dàng hơn. Có thể nói báo chí là công cụ marketing cực kỳ hữu hiệu giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin với người tiêu dùng.

Earned Media - Media là gì?
Earned Media

Ưu điểm của Earned Media là độ tin cậy cao, cung cấp cái nhìn đa chiều về doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm là thương hiệu sẽ khó kiểm soát mức độ lan truyền thông tin nếu chẳng may bị đối thủ chơi xấu. Cụ thể, vào năm 2016, hơn 50 cơ quan báo chí trong đó có những tờ báo lớn như Báo Thanh Niên, Báo Người tiêu dùng, Báo Hà Nội mới, Báo Đại đoàn kết,...bị Bộ TT-TT xử phạt vì tội cố tình đăng tải thông tin sai sự thật rằng nước mắm của VINASTAS bị nhiễm asen khiến tổ chức này phải chịu tiếng oan nặng nề suốt thời gian dài.

4. Shared Media

Shared Media đề cập đến nội dung được chia sẻ trên các nền tảng của bên thứ ba, chẳng hạn như phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) hoặc được chia sẻ giữa nhiều chủ sở hữu, bao gồm những người like, comment hoặc chia sẻ các bài đăng trên mạng xã hội của ai đó - đó là kết quả của một tương tác được chia sẻ. 

Các nền tảng Shared Media bao gồm:

- Instagram;
- Twitter;
- LinkedIn;
- YouTube; 
- Pinterest;
- TikTok,...
Share media - Media là gì?
Shared Media

Một nhược điểm rất lớn của Shared Media đó chính là bạn không có quyền kiểm soát. Nếu chẳng may nội dung bạn đăng tải có một hoặc một số từ ngữ vi phạm chính sách, ngay lập tức bài đăng của bạn sẽ bị “xóa sổ”. Hoặc là nếu ai đó cố tình đăng tin đồn thất thiệt trên những nền tảng Social Media để phá hủy thương hiệu của bạn thì bạn cũng không có cách nào để kiểm soát phạm vi tiếp cận và ngăn không cho nó được chia sẻ. 

Tất cả chúng ta đều muốn có những tương tác tích cực, nhưng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra đối với một số thương hiệu, và do đó, Shared Media có thể sẽ gây bất lợi cho thương hiệu đó.  

Những công việc của người làm Media

Về cơ bản, quá trình làm Media cần có sự góp mặt của 3 thành phần sau:

- Client: Là bên cần sử dụng Media để lan tỏa thông điệp;

- Publisher: Là bên cung cấp các kênh Media;

- Media Agency: Là bên chịu trách nhiệm cho các chiến lược truyền thông mà Client thuê. Nói nôm na thì Media Agency là cầu nối giữa Client với Publisher.

Nếu làm việc tại Media Agency, bạn sẽ thấy có 2 vị trí phổ biến là: Media Planner và Media Execution. Trong đó:

- Media Planner chịu trách nhiệm giúp Client chọn được kênh Media phù hợp và lên ý tưởng cho chiến lược truyền thông dựa vào số liệu khảo sát cũng như ngân sách mà Client bỏ ra để đạt được KPI;

- Media Execution chịu trách nhiệm thực hiện chiến lược mà Media Planner đề xuất. Với các kênh truyền thống như TV, báo đài, quảng cáo ngoài trời,...thì vai trò của Media Execution là thương lượng với Publisher và đặt quảng cáo. Còn đối với các kênh digital thì vai trò của Media Execution là set-up campaign và tối ưu hóa đến khi kết quả đáp ứng được KPI.

Nếu làm việc tại Publisher như đài phát thanh; đài truyền hình; ad-network,… thì công việc của người làm Media thường là Sales hoặc Account. Trong đó vai trò của Sale là bán slot Ads, còn vai trò của Account là tiếp nhận khách hàng từ Sales và chăm sóc họ trong suốt quá trình chạy quảng cáo.

Nói về Media thì còn rất nhiều vấn đề thú vị khác, nhưng chúng tôi xin dừng bài viết tại đây và sẽ quay trở lại trong một bài viết khác chi tiết hơn. Những gì chúng tôi chia sẻ trên đây đều là kiến thức cơ bản và cực kỳ quan trọng đối với những ai muốn theo đuổi Media. Vì thế, hãy dành thời gian đọc lại nhiều lần và nếu vẫn còn thắc mắc hay gặp khó khăn liên quan đến Media hãy để lại bình luận nhé!

Trên đây là một số thông tin liên quan về thiết kế web tại Megaweb mang lại. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0859.103.103 để được tư vấn xây dựng website tối ưu và hiệu quả nhất.

Bài viết liên quan:
Gọi ngay: 0859.103.103
Copyright © 2011 - 2023 Megaweb. All Rights Reserved
Top